Thắc mắc: Đèn xanh, đèn đỏ ra đời khi nào?
Tính hệ thống, nghiêm ngặt và tân tiến trong phát minh của Morgan dẫn tới một câu chuyện chưa được xác minh. Theo tin đồn, Morgan đã bán bản quyền phát
Đèn giao thông (còn được gọi thông dụng là đèn xanh đèn đỏ) ra đời trước khi có ôtô. Thuở sơ khai, đèn xanh đèn đỏ chỉ dành cho tàu hỏa và được thắp sáng bằng khí ga.
Lịch sử đèn tín hiệu có từ tháng 10/1868, khi người ta đặt hệ thống đèn ngay bên ngoài tòa nhà quốc hội Anh ở London. Chúng được lắp để báo hiệu cho những đoàn tàu hỏa đi ngang qua đây. Trên cây cột kiểu hình khuỷu tay gắn hai chiếc đèn khí ga, một màu xanh và một màu đỏ để dùng cho ban đêm. Đèn đỏ có nghĩa là “dừng lại” còn đèn xanh là “chú ý”.
Đèn giao thông ra đời trước khi có ôtô
Khí ga được đưa vào từng đèn theo hệ thống van và khi cần thắp sáng đèn nào, một cảnh sát sẽ vặn to đèn đó và vặn nhỏ đèn kia. Sử dụng đèn tín hiệu này cực kỳ nguy hiểm và ngày 2/1/1869, tức chỉ vài tháng vận hành, hệ thống đèn trên phát nổ khiến một cảnh sát bị thương khi đang điều chỉnh. Dù vậy, nó vẫn được sử dụng cho tới khi người Mỹ phát minh ra đèn tín hiệu dùng điện năm 1912.
Sau khi ngành công nghiệp ôtô phát triển vượt bậc, một cảnh sát có tên Lester Wire, làm việc tại thành phố Salt Lake, Utah, Mỹ đã nảy ra ý tưởng đưa đèn tín hiệu đường sắt vào đường bộ năm 1912. Khi đó, đèn tín hiệu trên đường sắt đã được tự động hóa nhưng do tàu chỉ chạy trên đường thẳng nên lúc đưa sang đường bộ, vốn nhiều đường ngang ngõ tắt, nên chúng hoàn toàn không thích hợp và lại trở về hình thức điều chỉnh thủ công.
Tháng 8/1914, Công ty tín hiệu giao thông ra đời ở Mỹ và chịu trách nhiệm lắp đặt đèn giao thông tại các ngã tư bang Ohio. Điều đặc biệt là khi đó, đèn tín hiệu chưa hề có đèn vàng nên mỗi khi chuẩn bị chuyển trạng thái, cảnh sát giao thông bấm một chiếc còi hú vang để báo cho lái xe biết.
Tới 1920, hệ thống này mới có đủ 3 màu, vàng, xanh, đỏ và do sĩ quan cảnh sát Williams Potts, sống tại Detroit, sáng chế. Năm 1923, Gerrette Morgan nhận bằng phát minh thiết bị điều khiển tín hiệu giao thông, mặc dù ông không phải là người trực tiếp làm nên cuộc cách mạng đèn tín hiệu giao thông hiện đại.
Gerrette Morgan đặt nền móng cho tín hiệu giao thông hiện đại
Nguyên nhân dẫn tới phát minh của Morgan xuất phát từ chuyện tai nạn xảy ra như cơm bữa trên đường phố Mỹ những năm đó. Ông nhận ra cần phải có một tiêu chuẩn thống nhất để hệ thống tín hiệu sẵn có hoạt động thật hiệu quả. Sau khi nghiên cứu, Morgan thiết kế cột tín hiệu hình chữ T, trong đó có các quyền như “dừng lại”, “đi” và “dừng lại ở tất cả các hướng”. Khi đèn báo “dừng lại ở tất cả các hướng”, người đi bộ mới được phép đi qua đường.
Tính hệ thống, nghiêm ngặt và tân tiến trong phát minh của Morgan dẫn tới một câu chuyện chưa được xác minh. Theo tin đồn, Morgan đã bán bản quyền phát minh tín hiệu giao thông cho hãng điện lực Mỹ GE, với giá 40.000 USD, một khoản tiền rất lớn thời đó. Và chính GE là hãng phát triển ý tưởng của Morgan thành hệ thống đèn giao thông hiện đại. Năm 1963, Morgan mất và ông được nhận huân chương về những đóng góp cho hệ thống giao thông do chính phủ Mỹ trao tặng.
Sau 1923, hệ thống đèn tín hiệu vẫn phải có người vận hành. Tính riêng tại New York, hơn 100 cảnh sát phải làm việc 16h một ngày và tổng tiền lương ở mức 250.000 USD mỗi năm. Do những khó khăn trên nên các kỹ sư được lệnh phát triển hệ thống điều khiển tự động. Tuy nhiên, phải gần 20 năm sau, ước mơ của cảnh sát giao thông mới trở thành sự thật.
Ngày nay, hệ thống đèn tín hiệu hiện đại hơn rất nhiều
Năm 1950, đèn xanh đỏ tự động được sử dụng rộng rãi ở Canada và phát triển nhanh chóng trên thế giới. Ngày nay, hệ thống đèn tín hiệu hiện đại hơn rất nhiều, tích hợp nhiều tính năng như “biết đếm”, đa chế độ hay tự động chụp hình xe vượt đèn đỏ.
Leave a Reply